[KINH NGHIỆM] CÁCH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ KHI TRỜI NỒM ẨM

PHÒNG BỆNH CHO TRẺ KHI TRỜI NỒM ẨM

Thời tiết mưa nhiều sau Xuân là kiểu thời tiết đặc trưng của miền Bắc. Độ ẩm trong không khí cao gây ra hiện tượng nồm ẩm, đây là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp, bệnh truyền nhiễm,…Dưới đây là cách phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm ba mẹ nên biết.

 

 

1. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

 

Phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Nơi ở sạch sẽ, thoáng mát cũng là điều kiện giúp bé khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Trong những ngày mưa phùn kéo dài triền miên, để phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm, các ba mẹ nên đảm bảo hạn chế tối đa lượng không khí vào nhà bằng cách đóng kín cửa chính, cửa sổ. Không nên lau nhà bằng khăn ướt, có thể dùng các khăn khô thấm hút nước tốt lâu khô sàn nhà. Ba mẹ cũng có thể thay chăn ga thường xuyên để hạn chế vi khuẩn, nấm mốc là nguyên nhân gây bệnh về da cho bé.

 

 

2. Giữ vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ

Dù trời có nồm ẩm hay không thì ba mẹ nên giữ vệ sinh cơ thế con sạch sẽ, khi trời mưa phùn ẩm nhiều, ba mẹ nên thường xuyên tắm cho con bằng những sản phẩm sản phẩm sữa tắm có tính sát khuẩn, đây là bước quan trọng để tránh virus tấn công con. 

 

Phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm

 

Do đặc tính của trẻ hoạt động nhiều, hay ra mồ hôi. Khi thấy trẻ ra quá nhiều mồ hôi mẹ cần dùng khăn xô khô lau những vị trí như lưng, cổ, gáy, lòng bàn chân, lòng bàn tay…Cách làm này sẽ giúp cơ thể trẻ luôn khô thoáng, sạch sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả trong mùa nồm. 

 

 

3. Giữ ấm cơ thể trẻ

 

Phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm
Giữ ấm cơ thể trẻ

Cần giữ ấm bụng cho trẻ. Trẻ bị lạnh bụng dễ gây đau bụng, bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng khác, hạn chế ra ngoài trời, tiếp xúc với nóng – lạnh đột ngột

Đặc biệt, ba mẹ nên giữ ấm bàn chân cho trẻ. Gan bàn chân là nơi dễ bị ảnh hưởng khi ở môi trường lạnh, tác động đến hô hấp, tuần hoàn và suy giảm sức khỏe. Hãy cho trẻ đi tất, giày ấm. Trước khi ngủ cần rửa sạch và ngâm chân trong nước ấm, lau khô để ngừa cảm lạnh.

 

 

4. Không để trẻ mặc quần áo ẩm

Cách phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm hiệu quả đó là không để trẻ mặc quần áo ẩm. Với đặc trưng thời tiết mùa mưa ẩm thường quần áo rất lâu khô. Cho trẻ mặc quần áo chưa khô hoàn toàn sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng da…

 

 

5. Dùng máy hút ẩm

Những ngày trời nồm là điều kiện để vi khuẩn phát triển. Thay vào đó, bạn có thể dùng điều hòa, máy hút ẩm, máy sưởi để làm bớt ẩm. Dùng máy hút ẩm giúp nhiệt độ trong nhà không đổi so với nhiệt độ ngoài trời, nền nhiệt vì thế không chênh lệch nhiều.

 

 

6. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Cần chú ý cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối. Ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn đồ tái, sống, sử dụng tay để cầm thực phẩm khi ăn

Phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm

 

7. Ba mẹ vệ sinh tay sạch sẽ khi tiếp xúc với con

Bàn tay chúng ta hoạt động tiếp xúc với vô vàn loại vi khuẩn một ngày. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với con, để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con ba mẹ nên vệ sinh tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi tiếp xúc với bé. 

 

 

Phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm
Vệ sinh tay sạch sẽ

8. Hạn chế cho trẻ ra ngoài trời

Vào những ngày trời nồm ẩm, người lớn thường có cảm giác nóng bức và cần nơi thông thoáng. Bố mẹ nghĩ có thể đưa bé ra ngoài để hít thở không khí. Tuy nhiên, ngoài trời vẫn se lạnh và có mưa phùn, thời tiết rất dễ trẻ khó chịu, mệt mỏi trong người. Buổi trưa, nếu nắng lên trẻ cũng dễ bị mệt.

Do đó, không nên đưa trẻ ra ngoài nhiều. Ngoài đường không khí ẩm ướt, bụi bặm khiến trẻ càng dễ bị tái phát cơn hen hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp.

 

 

9. Lưu ý phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm

Nên tắm gội cho bé đúng giờ, đúng cách để giúp bé thoải mái dễ chịu, có giấc ngủ ngon. 

Vệ sinh tai, mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Chăn, ga, gối của trẻ cần thường xuyên thay giặt, phơi ở nơi thoáng gió, có ánh sáng tự nhiên hoặc phải được sấy khô. 

Đặc biệt khăn mặt, khăn tắm, quần áo, tã lót phải được giặt sạch, phơi khô và nên là kỹ trước khi sử dụng nhằm loại bỏ những dị nguyên gây bệnh. Các mẹ nên chọn cho bé sơ sinh quần áo chất liệu cotton mềm mại, dễ chịu, thấm hút tốt.

Trên đây là cách phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm, hi vọng qua bài viết, bạn đã biết cách bảo vệ bé yêu chống trọi qua những ngày mưa nồm ẩm ướt. Hãy cập nhật Jolylady.vn để cập nhập nhiều kiến thức hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.